[05/27/2021]Đọc sách.

Đọc sách.

Ban đầu là tiếp nhận với một tâm hồn trẻ thơ.

Tiếp theo, hãy chối bỏ như một thanh niên “nổi loạn”. Đồng thời cũng cần tư duy bằng trí tuệ của một người trưởng thành.

Và sau đó, chiêm nghiệm như một người già từng trải và đầy kinh nghiệm.

Bởi vậy, có những cuốn sách mà phải đọc tới lần thứ hai, thứ ba thì ta mới thực sự thấy được cái hay của cuốn sách. Như việc thưởng thức một ly cà-phê-bắp-rang-cháy vậy, ta sẽ nhăn mặt mà cho rằng cà phê là một loại thức uống dở tệ. Làm sao mà cảm nhận được cà phê khi mà ta chưa được uống cà phê đúng chất?!

Nhưng, cảnh giới cuối cùng của việc đọc sách [có lẽ] là vượt ra ngoài cả những câu chữ trong sách. Cảm nhận của bản thân vẫn chưa đủ, mà hãy đồng điệu với tác giả, với những gì mà tác giả muốn gửi gắm trong những trang sách kia.

Những điều đó vốn dĩ không câu chữ nào truyền tải được. Mà chính những câu chữ đó lại là “xiềng xích” trói buộc chúng.

Vậy thì phải làm sao?

Hãy quên đi, đừng tìm kiếm vô ích! Sự thông thái không phải trí tuệ cực hạn, cũng không phải là kinh nghiệm dày dặn mà một người có thể có. Sự thông thái – Đạo – vốn đã ở đó sẵn rồi.

Leave a comment